Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

DÙNG ĐÔNG Y CHỮA VIÊM XOANG ĐỖ THÁI NAM TỐT NHẤT

Điều trị viêm xoang mũi bằng các chế phẩm từ thảo dược

xin chào bác sỹ!tôi bị viêm xoang mũi 2 năm nay có uống thuốc tây nhưng chỉ khỏi lúc uống còn nếu thời tiết trở trời thì bệnh lại tái phát xin hỏi bác sỹ là co loại thuốc nào chiết xuất từ thảo dược để trị dứt bệnh viêm xoang mũi không!Xin cảm ơn

Trả lời:
Viêm xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm gây phù nề hoặc mủ ứ đọng. Viêm mũi xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm từ 15 - 20% dân số tùy theo điều kiện sống, sinh hoạt cũng như môi trường xung quanh... kết hợp với yếu tố nhạy cảm của từng cá thể, vì vậy bệnh rất hay xuất hiện, nhất là khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh và thường có xu hướng tái phát.

Bệnh hay kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm. Viêm mũi xoang được điều trị theo từng giai đoạn, tùy theo tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây viêm mũi xoang mà thầy thuốc có những phác đồ xử trí khác nhau.

Viêm xoang được chữa trị bằng cả thuốc Tây y, đông y hoặc phối hợp cả hai phương pháp điều trị trên.

Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhưng chọn thuốc nào cho phù hợp là điều quan trọng. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngày càng nặng của bệnh.

Theo cách của dân gian: mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.

Từ lâu dân gian đã biết sử dụng nghệ để chữa bệnh. Vì nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Trong nghệ lại có hoạt chất chống viêm, hoạt huyết, tái tạo tế bào niêm mạc đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu cuả thế giới. Kết hợp sử dụng cây nghệ cổ truyền dưới dạng chiết xuất, đóng chai khí dung hiện đại, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã nghiên cứu và giới thiệu ra thị trường một loại sản phẩm mới: Doctor xoang. Doctor xoang có tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả. Doctor xoang đem lại hiệu quả nhanh và hạn chế tái phát với cả những người mắc bệnh mãn tính nhiều năm.

Doctor xoang có tác dụng nâng cao sức khoẻ của niêm mạc mũi với các kích thích, do đó điều trị và phòng ngừa triệt để phản ứng dị ứng tại niêm mạc mũi, xoang. Ngoài ra tác dụng giảm phù nề, giảm ngạt mũi, giảm viêm tức thời, giúp đào thải nhanh ra ngoài các chất bị hoạt tử và ứ đọng trong khoang mũi do đó tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Ngoài ra, trong nhân dân đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn. Trong dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm xoang của loại hoa này, người ta thường hái hoa tươi đem về giã nát rồi lấy nước nhỏ vào mũi hàng ngày. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành dùng cây hoa cứt lợn trên động vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Hoa cứt lợn bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng hoa cứt lợn, mũi sẽ khó ngừng chảy.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của việc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để có được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị - loại trừ trước các khối u mũi xoang và hướng dẫn cho bạn cách theo dõi bệnh khi tự dùng thuốc ở nhà. Viêm mũi xoang có thể khỏi hoàn toàn nếu mỗi lần mới bị viêm được điều trị ngay, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi.

Chúc bạn mau khỏi!

THUỐC CHỮA VIÊM XOANG ĐỖ THÁI NAM NHANH NHẤT HIỆU QUẢ NHẤT

Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi...

Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi...
Bệnh viêm đa xoang, một loại bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở phụ nữ. Sau một đợt cảm cúm, hắt hơi sổ mũi hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng phấn hoa, hít phải khói thuốc lá ở những nơi không khí ngột ngạt... có thể bị viêm xoang sàng, xoang trán, xoang hàm hoặc xoang bướm. Tất cả các xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Có nhiều phương pháp điều trị, ở đây đề cập về bài thuốc nam, từ các loại cây cỏ quanh ta, rất dễ tìm.
 
Bài thuốc nam chữa viêm xoang hiệu quả 1
Vị thuốc bạch chỉ
Bài thuốc
Với viêm xoang, theo phác đồ điều trị y học cổ truyền dân tộc, có những bài thuốc nam tác dụng rất hay, đem lại kết quả khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này cũng hay tái phát - việc tái phát nhanh, chậm tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Trước đây, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thuốc nam, bác sĩ - đại tá Nguyễn Văn Bôn, Chủ nhiệm khoa Đông y (Bệnh viện Quân y 13, Quân khu 5, tỉnh Bình Định) đã có bài thuốc dùng đạt kết quả trên nhiều bệnh nhân viêm đa xoang, hoặc viêm một xoang.
Bài thuốc nam chữa viêm xoang hiệu quả 2
Bài thuốc nam gồm có 17 vị sau đây: bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khổ thảo, thạch hộc, tân di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm (mỗi thứ 12 gr), sinh địa 10 gr, kinh giới, bạch chỉ (mỗi thứ 8 gr), cam thảo 6 gr, huyền thoác 5 gr. Cách sắc (nấu) như sau: cho các vị thuốc vào nồi (hay ấm sắc thuốc) cùng một lít nước, nấu còn lại 200 ml, dùng hết trong ngày. Trong khi uống thuốc trên phải kiêng khem các thứ như: thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, rượu, bia, thuốc lá...

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG TỐT NHẤT

Khi nghẹt mũi, lúc lại thò lò, rồi có khi hắt hơi từng cơn cả chục cái, mắt thì ngứa bên phải, đỏ bên trái… Đó là nỗi khổ triền miên của những người bị viêm mũi dị ứng


Nếu có người bị viêm mũi dị ứng chỉ hắt hơi sổ mũi nhiều vào giai đoạn chuyển mùa, thì có người lại bị sụt sịt quanh năm vì nguyên nhân khiến họ bị dị ứng (dị nguyên) luôn tồn tại quanh họ.

[IMG]
Các cơn dị ứng thường gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt của bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Ảnh: Hồng Thái

Bệnh vì… không khí
Không khí ô nhiễm ở các đô thị đang làm phát sinh nhiều dị nguyên mới của bệnh viêm mũi dị ứng như hoá chất, khói bụi. Tuy nhiên, khi sống hay làm việc trong các không gian cách ly với không khí ô nhiễm của đô thị, nhiều người vẫn bị viêm mũi dị ứng. Lý do là ở các không gian kín này việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ phổ biến đã tạo điều kiện tốt cho các yếu tố gây bệnh phát triển, chẳng hạn như trong thảm trải sàn, nơi tích luỹ bụi và nhiều vi sinh vật.

Trong số các nguồn dị nguyên tại nơi ở, mạt nhà là con vật đáng sợ. Chúng có mặt trong các đồ dùng như chăn, gối, nệm ghế, nệm giường. Thuộc họ nhện, kích thước chỉ khoảng 1/4mm (ảnh), mạt nhà sống bằng lớp da bong của người và thực phẩm mốc meo. Môi trường có nhiệt độ 25 – 300C và độ ẩm khoảng 75 – 85% rất thuận lợi cho chúng sinh sản. Một con mạt nhà có thể cho ra 20 hạt phân mỗi ngày và đây chính là dị nguyên của bệnh viêm mũi dị ứng. Nhỏ và nhẹ hơn bụi nhà, phân của mạt nhà có thể dễ dàng đi vào phổi người qua đường hô hấp. Tiêu diệt hoàn toàn mạt nhà là điều hầu như không thể, nhưng vệ sinh nhà ở, phòng ngủ là cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguồn dị nguyên này.
Người bị viêm mũi dị ứng có triệu chứng nghẹt mũi, nhảy mũi, chảy mũi nước, ngứa đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa vòm họng… Các triệu chứng gây khó chịu, làm trở ngại người bệnh trong sinh hoạt và làm việc, nhưng viêm mũi dị ứng là bệnh hoàn toàn không nguy hiểm. Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều người mắc phải bệnh này, nên dần dần người ta dễ có tâm lý “xem thường”, cho rằng bệnh “xoàng” có thể tự khỏi, hoặc tự trị theo mách bảo dùng thuốc của người thân, theo quảng cáo…

Vì… thuốc thông mũi
[IMG]
Nhiều người bệnh khi thấy khó chịu là tự ra nhà thuốc và được nhân viên bán thuốc (thường không phải là dược sĩ) bán cho thuốc kháng dị ứng, kèm theo một chai thuốc nhỏ mũi (hoặc xịt mũi), thường được hiểu là thuốc trị “nghẹt mũi, chảy mũi”. Dùng thuốc nhỏ hay xịt, người bệnh thấy rất dễ chịu vì cảm nhận được tức thời sự thông mũi. Tuy nhiên, việc tự điều trị một thời gian dài thường dẫn đến những hậu quả khó lường. Người viết bài này đã từng gặp những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng tự ý sử dụng hàng trăm chai thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài. Bệnh nhân cho biết cảm thấy “nghiện” dùng loại thuốc này, đến nỗi gần như lúc nào cũng phải đem theo bên mình, thỉnh thoảng lại lấy ra nhỏ mũi, kiểu như người ta nghiện dầu gió xanh!

Làm co mạch máu mũi, giảm xung huyết và phù nề niêm mạc mũi, các thuốc nhỏ hay xịt mũi nêu trên có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây là loại thuốc chỉ được dùng trong khoảng 5 – 7 ngày và không phải là loại thuốc “chủ lực” trong điều trị viêm mũi dị ứng. Nếu dùng thường xuyên và lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi bị “trơ” với thuốc, mạch máu mũi ít hay không còn co lại khi nhỏ thuốc. Hậu quả là thuốc không còn hay ít có tác dụng làm giảm nghẹt mũi. Nếu như khi mới sử dụng, người bệnh chỉ cần dùng một vài lần mỗi ngày là hết nghẹt mũi thì càng về sau càng phải dùng nhiều lần hơn. Điều tai hại hơn nữa là bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy nghẹt mũi, chứ không phải chỉ khi “trái gió trở trời”. Y học gọi tình trạng này là viêm mũi do dùng thuốc.

Đến giai đoạn này, bác sĩ không những phải điều trị viêm mũi dị ứng mà còn phải giúp người bệnh cai thuốc nhỏ mũi. Có bệnh nhân có thể dừng ngay việc sử dụng thuốc nhỏ hay xịt mũi, nhưng có bệnh nhân không thể bỏ hoàn toàn nên phải giảm dần số lần nhỏ hay xịt mũi. Việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với điều trị viêm mũi dị ứng các dạng thông thường. Vì vậy, để bệnh không trở nên phiền phức hơn, người bị viêm mũi dị ứng không nên tự ý dùng thuốc khi chưa hiểu rõ tác dụng của thuốc. Đừng để bạn và người thân vô tình trở thành nạn nhân hay nô lệ của dược phẩm chỉ vì thiếu hiểu biết .